Khu vực Địa lý Thái Lan

Bản đồ 6 vùng địa lý của Thái lan

Hội đồng nghiên cứu Quốc gia phân chia Thái Lan thành 6 vùng địa lý, dựa trên các đặc điểm tự nhiên bao gồm địa hình và dòng chảy, cũng như mô hình văn hóa của con người. Đó là: Khu vực phía Bắc, đông Bắc, miền Trung, miền phía Đông, miền Tây và miền Nam. Mặc dù Bangkok về mặt địa lý là một phần của đồng bằng trung tâm, vì là thủ đô và thành phố lớn nhất, khu vực này có thể coi là khía cạnh khác, một khu vực riêng biệt. Mỗi vùng trong 6 vùng địa lý khác so với vùng khác ở dân số, các nguồn lực cơ bản, đặc điểm tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Sự đa dạng của các vùng thực tế là thuộc tính nổi bật trong địa chất Thái Lan.

Miền Bắc Thái Lan

Miền Bắc Thái Lan là một khu vực miền núi. Các dãy núi song song mở rộng từ dãy Daen Lao (ทิวเขาแดนลาว), phía nam của vùng Shan, theo hướng bắc/nam, dãy Dawna (ทิวเขาดอยมอนกุจู) hình thành biên giới phía tây của Thái Lan giữa Mae Hong Son và sông Salween,[1] dãy Thanon Thong Chai (เทือกเขาถนนธงชัย), dãy Khun Tan (ดอยขุนตาน), dãy Phi Pan Nam (ทิวเขาผีปันน้ำ), cũng như phía tây của dãy Luangprabang (ทิวเขาหลวงพระบาง).[2]

Những ngọn núi cao được phủ bởi các thung lũng sông trũng và vùng đất cao nằm sát biên giới trung tâm. Hầu hết các con sông, bao gồm cả các sông Nan, Ping, Wang và Yom, hội tụ lại ở vùng đồng bằng của vùng hạ lưu phía bắc và khu vực trung tâm. Sông Ping và sông Nan hợp lại tạo thành sông Chao Phraya. Phần đông bắc được nạp nước bởi các sông chảy vào lưu vực Mekong như sông Kok và Ing.

Theo truyền thống, những đặc điểm tự nhiên này đã tạo nhiều loại nông nghiệp khác nhau, bao gồm trồng lúa nước ở các thung lũng và canh tác nương rẫy ở vùng cao. Rừng núi cũng được đẩy mạnh sự độc lập khu vực. Các khu rừng, bao gồm các loại gỗ tếch và các loại gỗ cứng có ích cho nền kinh tế đã từng chiếm ưu thế vùng phía bắc và phía đông bắc đã giảm từ những năm 1980 xuống 130.000 km². Năm 1961, rừng chiếm 56% diện tích đất nước nhưng giữa năm 1980 rừng đã giảm xuống dưới 30% diện tích của Thái Lan.

Trong suốt mùa đông ở vùng núi phía bắc Thái Lan, nhiệt độ đủ lạnh để trồng trái cây như vảidâu tây.

Miền đông bắc Thái Lan

Miền đông bắc với đất nghèo, không thích hợp cho nông nghiệp. Tuy nhiên, gạo nếp, lương thực chính của khu vực này, phải trồng trọt trên đất ngập, kém mất nước. Vì vậy, ruộng lúa phát triển mạnh nơi bị ngập từ gần dòng sông và ao, sản xuất thường hai vụ có thể mỗi năm. Các cây trồng thu lợi nhuận chẳng hạn như mía đường và sắn được trồng trọt trên quy mô lớn và một mức độ thấp hơn, cao su. Sản xuất lụa là một ngành thủ công nghiệp quan trọng và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.

Khu vực này bao gồm chủ yếu là cao nguyên Khorat khô trong đó một số vùng rất bằng phẳng và một ít đồi núi thấp nhưng là đồi núi đá như núi Phu Phan. Mùa mưa ngắn gây lũ lụt nặng ở các thung lũng sông. Khác với những vùng màu mỡ hơn của Thái Lan, miền đông bắc có mùa khô kéo dài và phần lớn diện tích được bao phủ bởi các bãi cỏ thưa. Dãy núi bao quanh cao nguyên ở phía tây và phía nam và sông Mê Kông phân định phần lớn phía bắc và phía đông. Một số loại thảo dược cổ truyền, đặc biệt là chi nghệhọ gừng có nguồn gốc tự nhiên trong vùng.

Miền trung Thái Lan

"Trung tâm", miền trung Thái lan, là một lưu vực chứa tự nhiên thường được gọi là "bát gạo của châu Á.". Ở đây cảnh quan khá bằng phẳng không thay đổi tạo điều kiện cho giao thông đường thủy nội địa. Khu vực màu mỡ đã duy trì mật độ dân đông, 422 người/km² năm 1987, so với trung bình là 98 trong cả nước. Địa hình của vùng bị chi phối bởi sông Chao Phraya và các chi lưu và bằng ruộng lúa. Metropolitan Bangkok, trung tâm thương mại, giao thông vận tải và hoạt động công nghiệp, nằm ở rìa phía nam của khu vực ở đầu vịnh Thái Lan và bao gồm một phần của đồng bằng Chao Phraya.

Miền đông Thái Lan

Miền đông Thái Lan nằm giữa dãy Sankamphaeng, tạo thành biên giới của cao nguyên đông bắc phía bắc và vịnh Thái Lan về phía nam. Phía tây của dãy Phnom Kravanh, được biết đến ở Thái Lan là Thio Khao Banthat, kéo dài vào đông Thái Lan. Địa lý của vùng có đặc điểm là các dãy núi ngắn xen kẽ với các lưu vực nhỏ của các sông ngắn chảy vào vịnh Thái Lan.

Cây ăn quả là một mảng chính của nông nghiệp trong khu vực và du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vị trí ven biển của vùng đã giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp, một nhân tố chính trong nền kinh tế của khu vực.

Miền tây Thái Lan

Dãy núi dài biên giới Thái Lan với Myanmar tiếp tục trải dài xuống phía nam từ phía bắc tới tây Thái Lan với dãy núi Tenasserim, được biết đến ở Thái Lan là Thio Khao Tanaosi (เทือกเขาตะนาวศรี). Địa lý của vùng miền tây Thái Lan giống như ở miền bắc, có điểm đặc trưng là núi cao và thung lũng sông dốc.

Miền tây Thái Lan có nhiều rừng của Thái lan ít bị xáo trộn. Nước và khoáng sản cũng là những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Đây là khu vực có nhiều đập chính của đất nước và khai mỏ là một ngành công nghiệp quan trọng của khu vực.

Miền nam Thái Lan

Miền nam Thái lan là một phần của bán đảo hẹp, đặc biệt về khí hậu, địa hình và tài nguyên. Nền kinh tế dựa trên du lịch dầu cọ và đồn điền cao su. Ví dụ trong tỉnh Krabi, đồn điền cọ chiếm 980.000 rai (1.568 km2), hay 52% diện tích nông nghiệp của tỉnh.[3] Các nguồn thu nhập khác bao gồm: dừa, khai thác thiếc. Địa hình núi và sự thiếu các con sông lớn là đặc điểm nổi bật của miền nam.

Tỉnh

Các vùng của Thái Lan được chia thành tổng cộng 76 tỉnh và Bangkok, một khu hành chính đặc biệt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa lý Thái Lan http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1066584... http://www.chiangraitimes.com/northern-thailand-se... http://mister-kwai.com/thai/thailand-weather.html http://gis.calvin.edu/atlas/thailand.html http://www.droughtmanagement.info/literature/UNW-D... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.disaster.go.th/en/cdetail-8311-disaster...